Nuôi dạy con đúng cách sẽ giúp những đứa trẻ của bạn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp chúng có được những trang bị cần thiết để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống thực. Bạn có thể thể kết hợp sử dụng 12 cách dạy con dưới đây cho tính cách độc đáo của con mình.
1. Lắng nghe con bạn
Hãy hoan nghênh ý kiến của con bạn, lắng nghe những mối quan tâm của chúng và cho phép chúng chia sẻ ý kiến.
Vì vậy, cho dù con bạn kể cho bạn cùng một câu chuyện cười đến lần thứ mười hay chia sẻ một câu chuyện dài lê thê, hãy kiên nhẫn lắng nghe. Việc dành cho con bạn sự chú ý tích cực sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi không tốt của trẻ trong một chặng đường dài sau này.
2. Xác thực cảm xúc của con bạn
Hãy thấu hiểu cảm xúc của con bạn, giúp trẻ xác định được cảm xúc của chúng. Sau đó dạy trẻ nhận ra cảm xúc của chúng ảnh hưởng đến hành vi của chúng như thế nào.
Vì vậy, khi con bạn buồn bã, đừng cố phủ nhận hay giảm thiểu cảm xúc của chúng bằng những câu như: “Không có gì to tát đâu” hoặc “Đừng khóc nữa. Không có lý do gì để buồn cả” … vì đối với chúng, đó có thể là một vấn đề lớn. Hãy xác thực cảm xúc của chúng bằng cách nói: "Bố/Mẹ biết bây giờ con đang rất buồn." Sau đó hãy dạy chúng những cách phù hợp để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực phát sinh.
3. Xem xét cảm xúc của con bạn
Bạn có thể cân nhắc đến cảm xúc của con bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những yêu cầu của chúng được đáp ứng, vì làm vậy sẽ cấu thành việc nuôi dạy con dễ dãi. Hãy cho con bạn thấy rằng bạn là người chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Nhưng cũng để cho chúng biết rằng bạn quan tâm đến việc các quyết định của bạn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình như thế nào.
Ví dụ: Nếu bạn định chuyển nhà, hãy hỏi con bạn xem chúng cảm thấy thế nào về việc chuyển nhà. Nhưng không nên hỏi chúng về việc chuyển nhà có ổn không vì cần tránh cho trẻ cảm giác bất an.
4. Thiết lập các quy tắc rõ ràng với con bạn
Đặt ra các quy tắc gia đình rõ ràng để đảm bảo rằng con bạn biết rõ những kỳ vọng của bạn đối với chúng và giải thích lý do đằng sau các quy tắc đó.
Ví dụ: Thay vì nói: “Hãy đi ngủ vì bố/mẹ đã bảo thế”, bạn có thể nói rằng: “Hãy đi ngủ để cơ thể và trí não của con phát triển”.
Khi con bạn hiểu được những mối quan tâm cơ bản về an toàn, các mối nguy hiểm đến sức khỏe, các vấn đề về đạo đức hoặc xã hội đằng sau các quy tắc của bạn, chúng sẽ phát triển hiểu biết tốt hơn về cuộc sống và tự giác tuân theo các quy tắc hơn.
5. Đưa ra cảnh báo cho các vấn đề nhỏ
Nếu trẻ phạm những quy tắc gia đình, bạn có thể đưa ra những hậu quả ngay lập tức.
Ví như nếu một đứa trẻ đánh bạn, chúng có thể bị phạt tạm dừng hoặc mất các đặc quyền. Nhưng đối với những vấn đề nhỏ, bạn hãy đưa ra một cảnh báo và nói cho trẻ biết hậu quả sẽ ra sao nếu chúng không thay đổi hành vi của chúng.
Ví dụ: Đừng lãng phí thời gian của bạn để nói những câu như "Bỏ nó đi" hoặc "Đừng bắt bố/mẹ phải nói lại với con!" Thay vào đó, hãy nói “Nếu con không thu dọn đồ chơi của mình bây giờ, con sẽ không được xem TV sau bữa tối.”
Nếu chúng không nghe lời cảnh báo của bạn, hãy làm theo hậu quả của lời cảnh báo đó. Tránh đưa ra nhiều cảnh báo và việc lặp đi lặp lại lời cảnh báo nhiều mà không thực hiện sẽ khiến con bạn không lắng nghe hoặc bỏ ngoài tai những lời bạn đã nói.
6. Chỉ ra hậu quả để dạy bài học cuộc sống
Khi trẻ mắc lỗi, đừng khiến chúng phải đau khổ vì những sai lầm của chúng. Hãy tránh những hình phạt về thể chất và những câu nói làm tổn thương và tạo cảm giác tội lỗi cho trẻ như: “Bố/Mẹ rất thất vọng về con”. Điều quan trọng hơn là hãy giúp con bạn thấy rằng chúng đã lựa chọn sai, nhưng chúng không phải là người xấu. Hậu quả thường có bản chất logic. Việc đưa ra những hậu quả của những hành vi không tốt sẽ giúp con bạn học được cách cư xử tốt hơn trong tương lai.
Ví dụ: Nếu con bạn đánh anh chị em của chúng, đừng đánh đòn chúng. Thay vào đó, hãy lấy đi một đặc quyền của trẻ. Sau đó, tập trung vào việc dạy kỹ năng quản lý tức giận hoặc giải quyết xung đột tốt hơn cho trẻ.
7. Sử dụng phần thưởng để khuyến khích
Bạn có thể đưa ra phần thưởng để thúc đẩy trẻ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tặng cho trẻ em những món quà xa hoa. Thay vào đó, khi một đứa trẻ đang vật lộn với một vấn đề hành vi cụ thể, bạn có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích để giúp trẻ trở lại đúng hướng.
Ví dụ: Nếu trẻ chậm chuẩn bị đi học vào buổi sáng. Hãy đặt hẹn giờ mỗi sáng. Nếu chúng có thể sẵn sàng trước khi hết giờ, chúng sẽ có cơ hội được đi công viên vào buổi chiều.
Xem xét cách bạn có thể sử dụng phần thưởng để dạy cho con bạn những kỹ năng mới. Một kế hoạch khen thưởng đơn giản là một cách nhanh chóng và hiệu quả để thay đổi hành vi của con bạn.
8. Để con bạn đưa ra những lựa chọn nhỏ
Trao quyền cho trẻ bằng cách cho phép chúng đưa ra những lựa chọn nhỏ. Đây là việc từng bước rèn luyện và giúp cho chúng đưa ra những quyết định lớn hơn trong cuộc sống sau này.
Ví dụ: Hãy hỏi con bạn "Con muốn đậu Hà Lan hay ngô?" hoặc “Con muốn dọn phòng trước hay sau bữa tối?”
9. Cân bằng tự do với trách nhiệm
Dạy trẻ có trách nhiệm với hành vi của chúng và trang bị những tính cách tốt cho trẻ tiến đến thành công. Nếu con bạn gặp khó khăn với điều gì đó, hãy lập một kế hoạch quản lý hành vi để hỗ trợ con bạn nỗ lực trở nên độc lập hơn. Cung cấp thêm hỗ trợ ban đầu, nhưng đảm bảo rằng trẻ không trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào bạn. Theo thời gian, chúng sẽ ngày càng tự lập hơn.
Ví dụ: Nếu con bạn hay quên dụng cụ học tập khi đến trường, hãy tạo một danh sách kiểm tra cho chúng. Trước khi ra khỏi nhà vào buổi sáng, bạn yêu cầu chúng xem qua danh sách và kiểm tra lại. Nếu con bạn phải vật lộn để có thể đến trường đúng giờ. Bạn có thể tạo một lịch trình để nhắc nhở chúng nên mặc quần áo, ăn sáng và đánh răng lúc mấy giờ. Nhắc chúng nhìn đồng hồ và tuân thủ lịch trình đã đặt ra.
10. Biến sai lầm thành cơ hội học tập
Đừng làm trẻ xấu hổ khi chúng mắc lỗi. Thay vào đó, hãy giúp trẻ tìm ra cách biến những sai lầm đó thành cơ hội học tập.
VÌ vậy, khi con bạn phạm sai lầm, hãy giải thích lý do tại sao hành vi của chúng là một lựa chọn không tốt. Bạn có thể nói điều gì đó mang tính giáo dục như, “Nếu con lấy những thứ không thuộc về con là sai”, hoặc “Việc đó là làm tổn thương cảm xúc của người khác và có thể khiến mọi người nghĩ rằng con xấu tính”...
Khi con bạn làm tổn thương ai đó, hãy giúp chúng sửa đổi và giúp trẻ xin lỗi người mà chúng đã xúc phạm. Nếu con bạn tái phạm, hãy cùng chúng giải quyết vấn đề.
11. Khuyến khích kỷ luật tự giác
Thay vì việc kiểm soát con bạn, hãy dạy trẻ cách kiểm soát bản thân. Bạn có thể tạo một kế hoạch quản lý hành vi cho trẻ và tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng sống. Việc kiểm soát sự kích động, quản lý cơn giận và kỷ luật tự giác sẽ giúp cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Ví dụ: Đừng trấn an chúng mỗi khi chúng khó chịu. Thay vào đó, dạy trẻ cách làm dịu bản thân. Và đừng cằn nhằn việc chúng không làm việc nhà, mà hãy giúp chúng trở nên có trách nhiệm hơn trong việc tự mình hoàn thành công việc.
12. Duy trì mối quan hệ lành mạnh với con bạn
Dạy con đúng cách không phải là ra lệnh cho trẻ và khăng khăng yêu cầu chúng phải tuân theo. Thay vào đó, hãy trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo và dạy trẻ các kỹ năng sống hữu ích.
Mỗi ngày, hãy dành ra vài phút tập trung chơi với con bạn. Khoảng thời gian này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy được sự ấm áp yêu thương và được chấp nhận. Đó là chìa khóa giúp trẻ cảm thấy tự tin về con người của chúng và những gì chúng có khả năng hoàn thành.