ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2 – NGỮ VĂN 7
LUYỆN ĐỀ
Đề 1:
UBND HUYỆN LẠNG GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2023-2024 Môn: Ngữ Văn 7 Ngày thi: 19/3/2024 Thời gian làm bài: 90 phút
|
I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
RÙA VÀ THỎ
Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:
- Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!
Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi.
Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai:
- Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ!
Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.
- Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - thỏ ta thầm nghĩ.
Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.
Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.
(Theo https://truyencotich.top/doc-truyen/truyen-ngu-ngon-rua-va-tho)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể trong văn bản Rùa và thỏ.
Câu 2. Xác định công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”.
Câu 3. Chi tiết nào trong văn bản cho thấy sự sai lầm trong cách nghĩ của thỏ để dẫn tới thua cuộc trước rùa?
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“ Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình.”
Câu 5. Nêu nhận xét của em về nhân vật con rùa trong văn bản trên.
Câu 6. Em có đồng tình với cách ứng xử của thỏ với rùa: “ Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ! ” không? Vì sao?
Câu 7. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên.
II. Làm văn (4.0 điểm).
Phân tích đặc điểm nhân vật con thỏ trong văn bản “ Rùa và thỏ”.
---------------------Hết-------------------
| UBND HUYỆN LẠNG GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
| HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học 2023 -2024 | ||||
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
| ||
I | Đọc hiểu | 6.0 |
| |||
1 | - HS xác định đúng: + phương thức biểu đạt chính: tự sự + ngôi kể: ngôi kể thứ ba. - HS làm sai hoặc không làm. | 1.0 0.5 0.5 0.0 |
| |||
2 | - HS chỉ ra đúng công dụng của dấu chấm lửng: thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng vì một lí do nào đó. - HS không làm hoặc làm sai. | 0.5
0.0 |
| |||
3 | - HS chỉ ra được chi tiết cho thấy sự sai lầm trong cách nghĩ của thỏ để dẫn tới thua cuộc trước rùa: Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - thỏ ta thầm nghĩ. - HS không làm hoặc làm sai. | 0.5
0.0 |
| |||
4 | HS trả lời đúng một trong các biện pháp tu từ: * Biện pháp nhân hóa: chú thỏ, thỏ thích khoác lác - Tác dụng: + Tạo cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn. + Làm cho sự vật ( thỏ) hiện lên như một con người, mang tính cách như con người: khoác lác, ba hoa, tự cao, tự đại,… + Thể hiện trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. * Biện pháp nói quá hoặc so sánh: chạy nhanh như gió + Tạo cách diễn đạt ấn tượng, tăng sức biểu cảm. + Diễn tả thỏ chạy rất nhanh. + Thể hiện sự tự cao, tự đại, tính khoác lác của thỏ,... (Học sinh trả lời được từ 02 ý tác dụng trở lên: 0.5 điểm. HS nêu được 01 ý tác dụng: 0.25 điểm). - HS không làm hoặc câu trả lời không phù hợp. | 1.0 0.5
0.5
0.0 |
| |||
5 | - HS nêu được nhận xét phù hợp về hình ảnh con rùa trong văn bản: chăm chỉ, kiên trì, bền bỉ; tinh thần nghiêm túc; tự trọng,… (HS nêu được một biểu hiện: 0.5 điểm; HS nêu được 02 biểu hiện trở lên : 1.0 điểm) - HS không làm hoặc câu trả lời không phù hợp. | 1.0
0.0 |
| |||
6 | - Học sinh đưa ra được quan điểm của mình và lí giải được ý kiến hợp lí. - Đưa ra được quan điểm nhưng giải thích, lập luận chưa chặt chẽ. - Đưa ra được quan điểm nhưng chưa lí giải - HS không làm. | 1.0 0.75 0.5 0.0 |
| |||
| 7 | - Học sinh có thể rút ra một trong số các bài học sau: + Bài học về ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó sẽ làm nên thành công. + Không nên lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và coi thường người khác,… - HS lí giải phù hợp - HS không làm hoặc rút ra bài học không phù hợp. | 1.0 0.5
0.5 0.0 |
| ||
II | Làm văn | 4.0 |
| |||
| Viết bài văn phân tích nhân vật con thỏ trong truyện “ Rùa và thỏ” |
|
| |||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 |
| ||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đặc điểm nhân vật con thỏ trong câu chuyện “Rùa và thỏ”. | 0.5 |
| ||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, đặc biệt thao tác phân tích, chứng minh. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: * Mở bài: Giới thiệu được nhân vật trong câu chuyện. * Thân bài: - Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của nhân vật (Hoặc tóm tắt ngắn gọn câu chuyện). - Phân tích đặc điểm của nhân vật: + Thỏ kiêu căng, tự cao về sức mạnh của mình, coi thường người khác. + Thỏ chủ quan dẫn đến kết cục không tốt đẹp. - Chú ý: Phân tích các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm (dựa vào các yếu tố như cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác,...) - Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật. * Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm chung của nhân vật và nêu cảm nghĩ. | 2.5
0.25 2.0
0.25 |
| ||||
d. Sáng tạo: Bộc lộ suy nghĩ chân thành, có cách diễn đạt mới mẻ. Lời văn có sự kết hợp các phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tăng sức hấp dẫn cho bài văn. | 0.5 |
| ||||
e.Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.25 |
| ||||
Tổng điểm | 10.0 |
| ||||
Lưu ý khi chấm bài:
Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.